ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠ HUOAI ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023 ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠ HUOAI ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2023
Bản hùng ca trên đất Đạ Huoai (kỳ 2) In trang
25/05/2016 12:00 SA

30 năm xây dựng huyện Đạ Huoai cũng là 30 năm đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, do vậy Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện luôn kiên định mục tiêu, đoàn kết, phát huy ý chí tự lực vươn lên, từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng quê hương.

Thời kỳ đầu thành lập huyện, Đạ Huoai dồn sức: Tập trung khắc phục khó khăn, củng cố tổ chức bộ máy, phát triển sản xuất, ổn định một bước đời sống nhân dân.

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ I (1986-1988) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ và những năm 1988 - 1990 là: Phát huy quyền làm chủ tập thể của quần chúng, tổ chức lại sản xuất, phân bố lại lao động và bố trí các điểm dân cư. Từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế lâm - nông - công nghiệp, trên cơ sở phát huy thế mạnh tổng hợp về tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên để từng bước tự đáp ứng một cách vững chắc phần lớn những nhu cầu thiết yếu, cơ bản của đời sống nhân dân; củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng huyện vững mạnh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Với quyết tâm ấy, sản xuất nông nghiệp từng bước phát huy thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày và cây ăn trái, mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp được xúc tiến. Đến năm 1988, sản lượng quy thóc đạt 11.300 tấn, diện tích các loại cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh: Điều tăng 12,4 lần và mía tăng 3,1 lần, cây ăn trái tăng gần 7 lần so với năm 1986.

Đặc biệt nhiệm kỳ này, huyện tiếp nhận 2.066 hộ gia đình kinh tế mới với 8.825 khẩu và 4.335 lao động; ổn định định canh định cư cho 70% đồng bào DTTS.

Ảnh: KHÁNH PHÚC
Ảnh: KHÁNH PHÚC

Bước sang Đại hội II (nhiệm kỳ 1989 - 1990), Đảng bộ huyện đặt ra vấn đề tiếp tục ổn định đời sống KT-XH, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế lâm - nông - công nghiệp trên cơ sở tích cực tạo ra năng lực sản xuất mới, huy động mọi khả năng tại chỗ  kết hợp với tạo nguồn từ kinh doanh, liên kết và phân công hợp tác; phát huy có hiệu quả việc sử dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đại hội Đảng bộ huyện Đạ Huoai lần thứ III (nhiệm kỳ 1991 - 1995) đề ra 3 chương trình KT-XH trọng tâm: Chương trình nông - lâm kết hợp gắn với công nghiệp, TTCN chế biến ngay từ địa bàn cơ sở; Chương trình phát triển kinh tế gia đình và kinh tế vườn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM); Chương trình xây dựng vùng đồng bào dân tộc và vùng kinh tế mới. Thời kỳ này, huyện đầu tư trên 22 tỷ đồng cho 75 công trình kết cấu hạ tầng lớn, nhỏ. Đến năm 1995, toàn huyện có 4/8 xã, thị trấn có điện thoại và 3/8 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Diện tích các loại cây công nghiệp phát triển, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến...

Qua 10 năm xây dựng, tuy đạt những thành tựu quan trọng về phát triển KT-XH nhưng Đạ Huoai cũng đứng trước nhiều khó khăn gay gắt: Điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, điều kiện cơ sở vật chất được tăng cường một bước song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đời sống một bộ phận nhân dân còn khó khăn trong khi đó lại phải đi lên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV (nhiệm kỳ 1996 -2000) đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp sát thực để đưa nền kinh tế sang thời kỳ mới với những yêu cầu mới. Đó là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp ở một số khâu (giống, công nghệ sau thu hoạch) tạo đà để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sau những năm 2000. Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 20 - 21%; huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội hằng năm vào lĩnh vực xây dựng cơ bản từ 10-15 tỷ đồng. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phấn đấu đến năm 2000, thu nhập bình quân đầu người từ 350 - 400 USD.

Kết thúc nhiệm kỳ IV, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cả nước đặt ra hết sức nặng nề, nếu Đạ Huoai không có bước phát triển mới sẽ có nguy cơ tụt hậu so với các địa phương khác trong tỉnh.

Xuất phát từ thực tế, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (nhiệm kỳ 2000 - 2005) đề ra mục tiêu, phương hướng: Tạo ra sự chuyển biến ổn định, vững chắc, đồng bộ trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Thường xuyên quan tâm giải quyết tốt các vấn đề xã hội nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2000, toàn huyện cơ bản không còn hộ đói và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%. Giai đoạn này, kinh tế của huyện phát triển khá. Đến cuối năm 2005, Đạ Huoai có gần 100 trang trại, bình quân mỗi trang trại sử dụng 5,5ha đất và 7 lao động, thu nhập bình quân một trang trại trên 40 triệu đồng/năm. Chủ trương thu hút các thành phần kinh tế ngoài huyện vào đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông - lâm sản thu nhiều kết quả quan trọng; vốn đầu tư phát triển cho công nghiệp đạt khoảng 226 tỷ đồng. Tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 445 tỷ đồng, gấp 2,45 lần so với giai đoạn trước (vốn từ các thành phần kinh tế và nội bộ dân cư chiếm 78%).

Đại hội VI, Đảng bộ huyện Đạ Huoai xác định chủ đề cho nhiệm kỳ 2005 - 2010: “Đoàn kết, dân chủ - giữ nghiêm kỷ cương - chủ động sáng tạo trong tổ chức thực hiện - thu hút mọi nguồn lực - khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế - xây dựng huyện Đạ Huoai phát triển nhanh, bền vững”. 

Đạ Huoai bước vào Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII khi hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội VI đề ra đều cơ bản hoàn thành: Tổng sản phẩm gia tăng (theo giá cố định 1994) năm 2010 đạt 231,01 tỷ đồng, cả 5 năm đạt 940,87 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) bình quân đạt 10,73%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 13,75 triệu đồng (vượt 2,75 triệu đồng). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp theo đúng định hướng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 11,98%, riêng vùng đồng bào dân tộc giảm xuống còn 33,88%. Huyện đã được công nhận hoàn thành Phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và Phổ cập Trung học cơ sở.

Phát huy thành tựu này, Đảng bộ tiếp tục xác định phương hướng giai đoạn 2010 - 2015: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tập trung đầu tư có trọng điểm để phát huy lợi thế cạnh tranh. Tiếp tục quan tâm đúng mức phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm tạo bước phát triển nhanh, bền vững... Trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu tổng quát: Đến năm 2015, GDP/người/năm đạt 29-21 triệu đồng (bằng 75 - 80% GDP bình quân đầu người/năm của tỉnh); nền kinh tế của huyện phát triển bền vững; kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống nhân dân được nâng lên một bước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo...

(CÒN NỮA)

Bút ký: ĐAN THANH - baolamdong.vn

Lượt xem: 303
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000213631
  •  Đang online: 5
  •  Trong tuần: 1.318
  •  Trong tháng: 6.165
  •  Trong năm: 24.328