1. Thông tin cơ quan
- Tên cơ quan: Ban Tuyên giáo Huyện ủy
- Địa chỉ: Tổ dân phố 5-Thị trấn Madaguôi-Đạ Huoai - Lâm Đồng.
- Điện thoại: 02633874 231
- Email: @lamdong.gov.vn
2. Công chức lãnh đạo cơ quan
01. Vũ Thị Phương - Trưởng ban
- Điện thoại: 02633874072
- Di động: 0909 517 248
- Email: phuongvt@lamdong.gov.vn
02. Hà Thị Thanh Huyền - Phó Trưởng ban
- Điện thoại: 02633 874 231
- Di động: 0901.419.285
- Email: huyenhtt@lamdong.gov.vn
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY
Chức năng
1. Là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ về công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương.
2. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Huyện uỷ.
Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu, đề xuất
a. Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ về phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết.
b. Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị Nghị quyết Đại hội; chuẩn bị xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế của Huyện uỷ, Ban Thường vụ về công tác tuyên giáo.
c. Sơ kết, tổng kết về công tác tuyên giáo.
2. Tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
a. Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản của Đảng. Kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ chức đảng, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện trong việc thực hiện các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ trong lĩnh vực tuyên giáo.
b. Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ tuyên giáo cấp dưới. Hướng dẫn cấp uỷ xã, phường, thị trấn, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc huyện sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ.
c. Hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra tuyên truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng, dân tộc, địa phương.
3. Thẩm định, thẩm tra:
Đề án, văn bản của các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo, lịch sử đảng bộ huyện, cơ quan, đơn vị thuộc huyện trước khi trình Huyện uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ.
4. Phối hợp
a. Các cơ quan chức năng tham gia xây dựng Đảng về công tác chính trị - tư tưởng, về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tuyên giáo đối với các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện uỷ.
Tham gia ý kiến về công tác cán bộ, công chức đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong khối theo phân cấp quản lý.
b. Ban Tổ chức Huyện uỷ và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện xây dựng kế hoạch nội dung đào tạo, bồi dường chính trị - hành chính, nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận và các đoàn thể cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
5. Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao.
a. Tổ chức mạng lưới và chỉ đạo nội dung hoạt động đối với báo cáo viên, tuyên truyên viên, cộng tác viên từ huyện đến cơ sở. Tổ chức thông tin thời sự, tuyên truyền chủ trương, chính sách theo kế hoạch, chương trình của cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ; tổ chức sưu tầm, quản lý tư liệu và biên soạn lịch sử đảng bộ.
b. Chủ trì, chỉ đạo định hướng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan văn hoá, cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương, đảm bảo hoạt động theo đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
c. Chỉ đạo chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ giao.
Tổ chức bộ máy.
1. Lãnh đạo : Gồm trưởng ban, không quá 2 phó trưởng ban.
2. Biên chế. Có từ 4 đến 6 người.
Về tiêu chuẩn, chức danh và cơ cấu lao động
1. Về tiêu chuẩn, chức danh lao động.
Việc xác định tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm và cơ cấu cán bộ, công chức Ban Tuyên giáo xây dựng, Ban Tổ chức thẩm định trình Ban Thường vụ Huyện uỷ xem xét, quyết định.
2. Về cơ cấu lao động.
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa số cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu và công chức tác nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ; trong đó có 80% biên chế làm công tác nghiên cứu, tham mưu.
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Quan hệ với Huyện uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
1. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ; thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến và đề xuất các vấn đề thuộc trách nhiệm về lĩnh vực được phân công với Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ; về chương trình công tác của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ.
2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ định kỳ báo cáo công tác với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ theo quy định.
Quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện.
Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Huyện uỷ với Mặt trận Tổ quổc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện là quan hệ phối hợp:
1. Trong phạm vi lĩnh vực công tác, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế của cấp trên và cấp mình.
2. Phối hợp nghiên cứu, hướng dẫn triển khai nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế và kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ được Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ giao.
Quan hệ với Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện.
Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Huyện uỷ với Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện là quan hệ phối hợp.
1. Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ tham mưu có gắn với công tác quản lý nhà nước, Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; các cơ quan đảng, nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ lẫn nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện bàn chủ trương, quyết định, chính sách, chế độ... có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, thì đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ được mời tham dự, tham gia ý kiến. Những nội dung cần thiết, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ làm việc trực tiếp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân để phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Quan hệ với cấp uỷ cơ sở và bộ phận tham mưu giúp việc của cấp uỷ cơ sở.
1. Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Huyện uỷ với cấp uỷ cơ sở là quan hệ phối hợp, hướng dẫn, trao đổi trong việc thực hiện công tác chuyên môn và công tác cán bộ theo phân cấp.
2. Quan hệ giữa Ban Tuyên giáo Huyện uỷ với bộ phận tham mưu, giúp việc cấp uỷ cơ sở là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.