ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠ HUOAI ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025 ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠ HUOAI ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH! CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025
Giới thiệu chung In trang
19/08/2019 07:50 SA

1. Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đạ Huoai nằm về phía Tây - Nam tỉnh Lâm Đồng, ranh giới hành chính của huyện như sau:

  • Phía Đông và Đông Bắc giáp thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm - tỉnh Lâm Đồng.
  • Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai, huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước và huyện Đắk R’lấp - tỉnh Đăk Nông.
  • Phía Nam giáp huyện Tân Phú - tỉnh Đồng Nai và huyện Tánh Linh, Đức Linh - tính Bình Thuận.

Với vị trí nằm tiếp giáp thành phố Bảo Lộc và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ trong đó có TP Hồ Chí Minh một trong những trnng tâm kinh tế, chính trị văn hóa - xã hội đứng đầu của cả nước và khu vực thông qua hệ thống hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng như: Quốc lộ 20, Cao Tốc Dầu Giây - Liên Khương; Quốc lộ 55B; đường tính 721, 725 tạo cho huyện có điều kiện để liên kết thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội và trở thành khu vực động lực phía Nam của tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây Nguyên.

1.2. Địa hình,địa mạo

Huyện Đạ Huoai nằm ở độ cao trung bình 708 m so với mặt biển, thuộc khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Địa hình khá phức tạp, có xu hướng thấp dần theo hướng từ Đông sang Tây. Huyện Đạ Huoai có 2 dạng địa hình chính là địa hình núi cao bị chia cắt mạnh và địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp với các đặc điểm sau:

Địa hình núi cao: Phân bố ở phía Đông, Đông Nam và một phần phía Đông Bắc của huyện, tập trnng ở địa phận các xã Bà Gia, Đạ M’Ri, Đạ Pal, Quảng Trị, Quốc Oai và Đồng Nai Thượng. Hiện trạng sử dụng đất khu vực này là đất rừng. Do địa hình núi cao, độ dốc lớn, nên tnrớc mắt cũng như lâu dài dạng địa hình này thích hợp cho phát triển rừng.

Địa hình núi thấp xen kẽ với các thung lũng hẹp: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam huyện, thuộc khu vực hạ lưu các con sông. Địa hình khu vực này khá bằng phẳng. Đây là địa bàn sản xuất nông nghiệp, phân bố các khu dân cư và các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

1.3. Khí hậu

Huyện Đạ Huoai có hai chế độ khí hậu đan xen nhau: Khí hậu cao nguyên Nam Trnng bộ và khí hậu Đông Nam bộ. Cụ thể: Vùng núi phía Đông Bắc có khí hậu cao nguyên nên nhiệt độ thấp và mát mẻ, lượng mưa lớn và phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm; vùng phía Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu miền Đông Nam bộ nên chế độ nhiệt và số giờ nắng cao hơn, lượng mưa thấp và số ngày mưa ít hơn.

Nhiệt độ:

- Phía Bắc huyện có địa hình cao, nhiệt động trung bình là 24 độ C

  • Thấp nhất tuyệt đối: 15-17 độ C (tháng 1)
  • Cao nhất tuyệt đối: 29-30 độ C (tháng 12)
  • Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 5-7 độ C.

- Phía Nam huyện có địa hình thấp hơn, nhiệt độ bình quân hàng năm là 27 độ C.

  • Thấp nhất tuyệt đối: 20 độ C (tháng 1)
  • Cao nhất tuyệt đối: 31 độ C (tháng 12)
  • Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm giao động từ 3-5 độ C

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1.800mm đến 2.800mm, phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ cuối tháng 4 đến tháng 10 trong năm, chiếm tới 95% tổng lượng mưa. Các tháng còn lại mưa rất ít có tháng hầu như không có mưa (tháng 1 – 3). Lượng mưa lớn nhưng không đều, mùa mưa dư thừa nước, mùa khô thì hạn hán nên ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng - phát triển của cây trồng, vật nuôi cũng như đời sống của nhân dân.

Số giờ nắng:

Trung bình từ 6,0-7,0 giờ/ngày. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn: trung bình từ 150-160 kcal/cm2 năm.

Độ ẩm không khí, lượng bốc hơi:

Độ ẩm không khí trung bình năm là 78%, thấp nhất là ở các tháng 1, 2 độ ẩm chỉ đạt khoảng 60%; tháng 7 có độ ẩm cao nhất với 90-95%. Lượng bốc hơi trung bình cả năm là 1.255mm, chiếm 55-60% lượng mưa, tháng 2 có lượng bốc hơi cao nhất (130mm) và tháng 7 có lượng bốc hơi thấp nhất (88mm).

Gió, bão:

Hàng năm có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa Tây Nam xuất hiện từ 5 đến tháng 11 trong năm, vận tốc gió lớn nhất đạt 15-18m/s. Ngoài ra vào các tháng mùa mưa thường có dông kèm theo gió lốc. Huyện Đạ Huoai ít khi có bão, tần suất xuất hiện các cơn bão rất thấp khoảng 1%, đây là điều kiện rất lý tưởng đối với việc trồng cây lâu năm, tốc độ gió trung bình khoảng 2 – 3m/s, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng ra hoa và đậu quả của các loại cây trồng hiện có trong vùng, đặc biệt là điều và cây ăn quả.

2. Lịch sử hình thành huyện Đạ Huoai

Địa bàn huyện Đạ Huoai ngày nay trước đây là vùng đất hoang vu, chỉ có một số ít đồng bào dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên sinh sống, trong đó chủ yếu là người Cơ Ho và Châu Mạ giàu truyền thống đoàn kết gắn bó chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đạ Huoai là vùng đất thuộc quận B’ Lao, tỉnh Đồng Nai Thượng. Năm 1950 hai tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng được sát nhập thành tỉnh Lâm Đồng, Đạ Huoai lúc này thuộc quận B’ Lao, tỉnh Lâm Đồng.

Trước năm 1975 vùng đất Đạ Huoai hiện nay chỉ có 3 xã: Bà Gia, Phước Lạc và Mađaguôi. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước vùng đất Đạ Huoai thuộc huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, gồm 4 xã: Lộc Phước, Lộc Thọ, Lộc Phú, Lộc Trung.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 116-CP chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện Bảo Lộc và Đạ Huoai. Huyện Đạ Huoai gồm có các xã: Mađaguôi, Đạ Oai, Đạ M’ri, Đạ P’Loa, Đạ Tẻh, Đạ Kộ, Đạ Lây; thị trấn Mađaguôi, thị trấn Nông trường Đạ Tẻh và thị trấn Nông trường Đạ M’ri.

Ngày 06 tháng 6 năm 1986 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 68/HĐBT chia huyện Đạ Huoai cũ thành 3 huyện lấy tên huyện Đạ Huoai, huyện Đạ Tẻh và huyện Cát Tiên như ngày nay. Huyện Đạ Huoai lúc này có 9 đơn vị hành chính, gồm các xã Mađaguôi, Đạ Oai, Đạ Tồn, Hà Lâm, Đạ M’ri, Đạ P’Loa, Đoàn Kết; thị trấn Mađaguôi, thị trấn Đạ M’ri. Tuy nhiên trên thực tế đến năm 1996, xã Đoàn Kết mới được tách ra từ xã Đạ P’loa.

Ngày 21/12/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 112/2002/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính thành lập xã Phước Lộc thuộc huyện Đạ Huoai trên cơ sở 7.766 ha diện tích tự nhiên và 3.008 nhân khẩu của xã Hà Lâm. Từ đó đến nay, huyện Đạ Huoai giữ ổn định địa giới hành chính với 8 xã và 2 thị trấn.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã đoàn kết một lòng, bền bỉ đấu tranh, xây dựng căn cứ vững chắc nằm sâu trong lòng địch; tạo lập được hành lang an toàn, thông suốt nối liền giữa khu VI và các tỉnh duyên hải miền Trung; cung cấp nhiều lương thực, thực phẩm cho lực lượng cách mạng; tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch. Khi thời cơ đến nhân dân huyện nhà đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực giải phóng quê hương (ngày 27/3/1975), góp phần vào việc hoàn thành quá trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

 

Lượt xem: 19.007

Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 000363866
  •  Đang online: 5
  •  Trong tuần: 1.288
  •  Trong tháng: 1.825
  •  Trong năm: 41.563